Chất lượng nước máy thành phố Hà nội

24/05/2016 - Tin tức và sự kiện

Hệ thống cấp nước Hà Nội do Công ty Kinh doanh nước sạch (CTKDNS) Hà Nội quản lý. Hệ thống cấp nước Hà Nội được xây dựng từ năm 1894 dưới thời Pháp thuộc Từ đó đến nay, sau hơn một thế kỷ vận hành khai thác, hệ thống đã được mở rộng và nâng cấp nhiều lần.


1.      Nước máy tại Hà nội

Hệ thống cấp nước Hà Nội do Công ty Kinh doanh nước sạch (CTKDNS) Hà Nội quản lý. Hệ thống cấp nước Hà Nội được xây dựng từ năm 1894 dưới thời Pháp thuộc Từ đó đến nay, sau hơn một thế kỷ vận hành khai thác, hệ thống đã được mở rộng và nâng cấp nhiều lần. CTKDNS Hà Nội, chịu trách nhiệm cấp nước cho 8 quận nội thành là: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Cầu Giấy, Tây Hồ, Thanh Xuân, Hoàng Mai và 2 huyện ngoại thành là: Từ Liêm, Thanh Trì.

CTKDNS Hà Nội số 2, chịu trách nhiệm cấp nước cho quận Long Biên và 2 huyện ngoại thành là: Gia Lâm, Đông Anh. CTKDNS Hà Nội có nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh nước sạch theo quy định của UBNDTP Hà Nội. Mặc dù đã được cải thiện đáng kể, song hệ thống cấp nước khu vực bờ Nam sông Hồng do CTKSNS Hà Nội quản lý với tổng công suất khai thác hơn 400.000 m3/ngđ. Mặt khác, do nguồn nước ngầm ở khu vực phía Nam thành phố Hà Nội đã bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt và công nghiệp, nên chất lượng nước sau xử lý của các nhà máy nước ở khu vực phía Nam Hà Nội như: Hạ Đình, Pháp Vân, Tương Mai chưa đạt được quy chuẩn nước ăn uống sinh hoạt của Bộ Y Tế, QCVN 01: 2009/BYT.

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm ở Hà Nội hiện nay đang ở mức báo động nghiêm trọng. Máy lọc nước thông minh Hà Nội có địa hình thấp về phía Nam và Đông Nam, toàn bộ nước bề mặt kéo theo chất bẩn về đây, ngấm xuống làm bẩn cả những tầng chứa nước nằm sâu dưới lòng đất. Tại khu vực phía Nam và Đông Nam thành phố Hà Nội, nguồn nước ngầm đều bị ô nhiễm nặng. Hàm lượng Amôni cao hơn giới hạn cho phép nhiều lần, điển hình là các giếng của nhà máy nước Pháp Vân chứa NH+4  tới 30mg/l. Hiện nay chưa có nhiều đánh giá về ô nhiễm kim loại nặng trong nước uống trên địa bàn Hà Nội theo QCVN nước ăn uống. Kim loại nặng có Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn, v.v...

Thường không tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hoá của các thể sinh vật và thường tích luỹ trong cơ thể chúng. Vì vậy, chúng là các nguyên tố độc hại với sinh vật nói chung và con người nói riêng. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm kim loại nặng là quá trình đổ vào môi trường nước, nước thải công nghiệp và nước thải độc hại không xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu. Hiện tượng nước bị ô nhiễm kim loại nặng thường gặp trong các lưu vực nước gần các khu công nghiệp, các thành phố lớn và khu vực khai thác khoáng sản. Ô nhiễm kim loại nặng biểu hiện ở nồng độ cao của các kim loại nặng trong nước. Ô nhiễm nước bởi kim loại nặng có tác động tiêu cực tới môi trường sống của sinh vật và con người. Kim loại nặng tích luỹ theo chuỗi thức ăn thâm nhập và cơ thể người. Nước mặt bị ô nhiễm sẽ lan truyền các chất ô nhiễm vào nước ngầm, vào đất và các thành phần môi trường liên quan khác. Những đánh giá về chỉ tiêu kim loại nặng trong nước ăn uống có ý nghĩa quan trọng và trực tiếp đến đời sống cộng đồng.

2. Chất lượng nước máy

2.1. Thực trạng các kim loại nặng trong nước uống tại Hà Nội Các kim loại nặng trong mẫu nước tại các quận, huyện tại Thành phố Hà Nội được phân tích và cho ra kết quả theo bảng: Nồng độ Asen trong nước dao động từ 0,8 đến 20,7 ppb. Giá trị của Cadimi trong nước hầu hết là rất nhỏ từ 0,2-0,8 ppb. Crom tổng dao động trong khoảng 13-21 ppb.  Đối với Đồng, giá trị này là từ 4 đến 24 ppb. Nồng độ của sắt cao hơn các kim loại khác thường từ vài chục đến vài trăm ppb. Nồng độ Mangan cũng khá cao ở quận Hoàng Mai với giá trị là 234ppb. Molybden thường là không phát hiện được trong các mẫu nước. Giá trị của Niken dao động trên dưới 10ppb đối với tất cả các khu vực phân tích. Đối với Chì thì hầu hết các địa điểm đều ở mức dưới 10 ppb, tuy nhiên chỉ có quận Hoàng Mai là giá trị đạt hơn 30ppb. Selen thì hầu hết là không phân tích được hoặc nồng độ rất nhỏ. Nồng độ Kẽm cũng khá cao trong nước, có nơi lên tới 2623ppb.

(Kết quả phân tích kim loại nặng trong nước máy các quận, huyện tp Hà Nội)

2.2. Đánh giá chất lượng nước máy theo Quy chuẩn chất lượng nước ăn uống Dựa trên kết quả phân thích và so sánh với QCVN 01: 2009/BYT về nước ăn uống thì đa số các kim loại trong nước ở mức độ cho phép loại trừ Asen và Chì ở một số điểm là chưa đạt tiêu chuẩn. Asen vượt tiêu chuẩn ở 3 điểm: Hoàn Kiếm, Đống Đa 2 và Hoàng Mai, trong đó đáng chú ý là ở quận Hoàng Mai, hàm lượng Asen vượt gấp đôi so với tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng Chì vượt quá giới hạn cho phép trong nước ăn uống gấp 3 lần tại điểm lấy mẫu ở quận Hoàng Mai. Nồng độ kim loại nặng (ppb)


2.3. Khả năng lọc tách các kim loại nặng trong nước uống bằng lõi lọc nước thẩm thấu ngược. Mẫu nước nhiễm kim loại nặng như Asen và Chì ở địa điểm quận Hoàng Mai được đem lọc qua lõi lọc thẩm thấu ngược RO. Kết quả phân tích cho thấy hầu hết Asen trong mẫu nước này được tách loại. Đối với nước nhiễm Chì ở nồng độ 31ppb sau khi lọc nồng độ Chì trong nước chỉ còn lại là 1,5ppb. Với những kết quả thu được thì tiêu chuẩn nước uống đã đạt tiêu chuẩn nước ăn uống do Bộ y tế quy định.


 (Kết quả tách loại bằng lõi lọc thẩm thấu ngược RO đối với nguồn nước nhiễm kim loại nặng tại quận Hoàng Mai-Hà nội. Đơn vị tính ppb)

Nhìn chung kết quả đánh giá sơ bộ cho thấy chất lượng các mẫu nước máy cấp tại khu vực Hà Nội đều đạt yêu cầu theo QCVN về nước sinh hoạt, tuy nhiên  có một số mẫu nước cấp tại một vài quận huyện là chưa đạt yêu cầu về Asen và Chì, Amoni. Từ kết quả này khuyến nghị các công ty cấp nước cần phải kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng nước cấp để đảm bảo vệ sinh an toàn. Người dân cần có những phương án để bảo vệ an toàn tuyệt đối về nước sinh hoạt, đặc biệt là nguồn nước phục vụ nhu cầu ăn uống, trong đó giải pháp với  RO thực sự an toàn - hiệu quả - kinh tế.


(S.A phòng RD tổng hợp - nguồn Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường)


0.14535 sec| 1991.797 kb